Văn hóa Quốc_gia_hetman_Cossack

Quốc gia hetman trùng hợp với thời kỳ nở rộ văn hóa tại Ukraina, đặc biệt là dưới triều đại của hetman Ivan Mazepa.

Giáo dục

Du khách nước ngoài nhận xét về trình độ dân trí cao trong quốc gia hetman, kể cả đối với dân thường. Số lượng trường tiểu học theo dân số tại quốc gia hetman cao hơn các nước láng giềng Nga hoặc Ba Lan. Vào những năm 1740, trong số 1.099 khu định cư trong bảy khu trung đoàn, có đến 866 khu có trường tiểu học.[24] Một vị khách người Đức đến quốc gia hetman, viết vào năm 1720, nhận xét về việc con trai của Hetman Danylo Apostol dù chưa bao giờ rời Ukraina nhưng thông thạo tiếng Latinh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Nga.[25] Dưới thời Mazepa, collegium Kyiv đã được chuyển đổi thành một học viện và thu hút một số học giả hàng đầu của thế giới Chính thống giáo.[26] Đó là cơ sở giáo dục lớn nhất trên những vùng đất do Nga cai trị.[27] Mazepa thành lập một collegium khác tại Chernihiv. Những trường này chủ yếu sử dụng tiếng Ba Lantiếng Latinh, đồng thời cung cấp nền giáo dục phương Tây cổ điển cho học sinh.[27] Nhiều người trong số những người được đào tạo ở Kyiv – chẳng hạn như Feofan Prokopovich – sau này sẽ chuyển đến Moskva, do đó sự bảo trợ của Ivan Mazepa không chỉ nâng cao trình độ văn hóa ở Ukraina mà còn ở chính Moskva.[26] Một học viện âm nhạc được thành lập vào năm 1737 tại thủ đô lúc bấy giờ của quốc gia hetman là Hlukhiv. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của trường có Maksym Berezovsky (nhà soạn nhạc đầu tiên của Đế quốc Nga được công nhận ở châu Âu) và Dmitry Bortniansky.

Ngoài các xưởng in truyền thống ở Kyiv, các xưởng in mới được thành lập tại Novhorod-SiverskyiChernihiv. Hầu hết các cuốn sách được xuất bản đều mang tính chất tôn giáo, chẳng hạn như Peternik, một cuốn sách về cuộc sống của các tu sĩ trong tu viện Kyiv-Pechersk. Sách về lịch sử địa phương được biên soạn. Trong một cuốn sách do Inokentiy Gizel viết năm 1674, lần đầu tiên giả thuyết cho rằng Moskva là nơi kế thừa của Kyiv cổ đại đã được phát triển và chi tiết hóa.[28]

Tôn giáo

Tu viện Mezhyhirya nằm tại hữu ngạn sông Dnepr, Fyodor Solntsev, 1843

Năm 1620, Thượng phụ Đại kết Constantinople đã tái lập tòa đô thành Kyiv cho các cộng đồng Chính thống giáo Đông phương từ chối gia nhập Liên hiệp Brest. Năm 1686, Giáo hội Chính thống giáo tại Ukraina thay đổi từ dưới quyền của Thượng phụ tại Constantinople sang dưới quyền của Thượng phụ tại Moskva. Tuy nhiên, trước và sau ngày này, các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương đã theo đuổi chính sách độc lập.[29]

Hetman Ivan Mazepa thiết lập mối quan hệ rất thân thiết với Giám mục đô thành Varlaam Iasynsky (cai quản 1690–1707). Mazepa quyên góp đất đai, tiền bạc và toàn bộ các ngôi làng cho Nhà thờ. Ông cũng tài trợ cho việc xây dựng nhiều nhà thờ ở Kyiv, bao gồm Nhà thờ Hiển linh và nhà thờ chính tòa Tu viện Mái vòm vàng Thánh Mikhail và phục hồi các nhà thờ cổ hơn như Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Kyiv vốn đã xuống cấp gần như đổ nát vào giữa thế kỷ 17, theo phong cách được gọi là Baroque Ukraina.[30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_gia_hetman_Cossack http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://history.org.ua/JournALL/journal/1991/4/3.pd... https://www.worldcat.org/issn/0130-5247 http://litopys.org.ua/salto/salt04.htm https://web.archive.org/web/20160120132653/http://... http://www.runivers.ru/bookreader/book479242 http://constitution.garant.ru/history/act1600-1918... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... https://gazeta.ua/articles/history/_znajshli-350ri...